Thuật ngữ và phân chia Đại_dương_Tethys

Giống như các khoa học khác, địa chất học ilà một hệ thống liên tục tiến hóa của các học thuyết, và các thuật ngữ được sử dụng để mô tả các thành hệ tiền sử khác nhau cũng biến động do có thêm nhiều học thuyết chính xác hơn nổi lên. Ví dụ, nhiều nguồn internet sử dụng "đại dương Tethys" để chỉ "biển Tethys" hay ngược lại. Một số thậm chí còn dùng sai lầm thuật ngữ biển Tethys để chỉ Đại Tây Dương đang mở rộng ra trong kỷ Jura.

Phần phía tây của đại dương Tethys gọi là biển Tethys, đại dương Tây Tethys hay đại dương Tethys Alps. Biển Đen, biển Caspibiển Aral được coi là các tàn tích lớp vỏ (mặc dù Biển Đen trên thực tế có thể là tàn tích của đại dương Paleo-Tethys cổ hơn). Tuy nhiên, "Tây Tethys" này không đơn giản chỉ là một đại dương rộng đơn lẻ. Nó bao phủ nhiều mảng, vòng cung đảotiểu lục địa nhỏ kỷ Phấn Trắng. Nhiều lòng chảo đại dương nhỏ (đại dương Valais, đại dương Piemont-Liguria) được tách rời nhau bằng các chùm vỉa lục địa trên các mảng Albora, Iberia, Apulia. Mực nước biển cao trong đại Trung Sinh làm ngập lụt phần lớn lãnh thổ lục địa này tạo ra các biển nông. Trong đại Tân Sinh, các khu vực rộng lớn ở trung và đông châu Âu bị che phủ bởi nhánh phía bắc, gọi là Paratethys hay biển Pannonia, đã dần dần biến mất từ cuối thế Miocen, trở thành một biển nội địa cô lập và cuối cùng khô kiệt đi trong thế Pleistocen.

Phần phía đông của đại dương Tethys được gọi tương tự là Đông Tethys.

Khi các học thuyết được hoàn thiện, các nhà khoa học đã mở rộng khái niệm "Tethys" để chỉ các đại dương tương tự tồn tại trước nó. Đại dương Paleo-Tethys, như đề cập trên đây, tồn tại từ kỷ Silur (440 Ma) qua kỷ Jura, nằm giữa chùm vỉa Hun và Gondwana (sau đó là chùm vỉa Cimmeria). Trước đó, đại dương Proto-Tethys đã tồn tại từ kỷ Ediacara (600 Ma) tới kỷ Devon (360 Ma), nằm giữa Baltica và Laurentia ở phía bắc và Gondwana ở phía nam. Không nên nhầm các đại dương Tethys này với đại dương Rhea, đã tồn tại ở phía tây chúng trong kỷ Silur.